Lượt xem: 195

Trao đổi, định hướng hình thành vùng sản xuất lúa ST nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ

Những khó khăn xảy ra trong vấn đề tiêu thụ nông sản trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội càng cho chúng ta thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc liên kết hợp tác trong nông nghiệp. Cũng chính vì vậy mà ngay sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức cuộc họp trực tuyến với một số công ty, doanh nghiệp nhằm bàn giải pháp liên kết tiêu thụ bền vững hơn trong thời gian tới, trước nhất là trên lĩnh vực sản xuất lúa.

 


Trao đổi, định hướng bàn giải pháp liên kết tiêu thụ bền vững trên lĩnh vực sản xuất lúa ST. 

 

    Sáng ngày 28-9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp trực tuyến giữa đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và thị xã Ngã Năm với Công ty TNHH MTV Trịnh Văn Phú và Tập đoàn Tân Long nhằm trao đổi, định hướng hình thành vùng sản xuất lúa ST nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ. Tại Sóc Trăng, lúa là cây trồng chủ lực với diện tích canh tác hằng năm luôn duy trì khoảng 330.000 hecta, sản lượng đạt 02 triệu tấn. Nhiều năm nay, các giống lúa phẩm cấp thấp đã được thay thế bằng những giống lúa thơm, lúa đặc sản với diện tích canh tác chiếm hơn 52% tổng diện tích lúa toàn tỉnh, tập trung chủ yếu là các giống lúa thuộc dòng ST như: ST24, ST25. Lợi nhuận dù cao hơn, nhưng vấn đề tiêu thụ sau thu hoạch luôn phát sinh nhiều khó khăn đã khiến người dân còn khá e ngại trong phát triển quy mô diện tích. Tại cuộc họp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và thị xã Ngã Năm đã thông tin rõ hơn về tiềm năng phát triển các dòng lúa thơm ST tại địa phương, năng lực cung ứng nguồn lúa nguyên liệu sau thu hoạch. Đại diện các công ty, doanh nghiệp cũng đã trình bày về năng lực tài chính cũng như khả năng bao tiêu sản lượng lúa sau thu hoạch tại Sóc Trăng, phương thức thu mua, cơ chế liên kết hợp tác giữa hai phía... Nhiều ý kiến cho rằng, để xây dựng vùng lúa ST nguyên liệu cần có sự tham gia từ các hợp tác xã/tổ hợp tác, tuân thủ đúng các quy trình canh tác để hạt gạo đạt chất lượng xuất khẩu như: Sử dụng giống lúa xác nhận, áp dụng quy trình canh tác hữu cơ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm... Những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển trước tình hình COVID-19 cũng là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại cuộc họp.

    Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin thêm: Sau thành công của Đề án sản xuất và phát triển lúa đặc sản giai đoạn 2016 – 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt tiếp tục triển khai Đề án giai đoạn 2021 -2025. Đây sẽ là cơ sở thúc đẩy việc hình thành vùng lúa ST nguyên liệu với diện tích lớn hơn trong tương lai. Đề nghị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có buổi làm việc chi tiết hơn với các công ty, doanh nghiệp ngay sau cuộc họp nhằm thống nhất ký kết hợp đồng tiêu thụ mang tính lâu dài, hiệu quả để người nông dân tại tỉnh yên tâm phát triển sản xuất, quan trọng là xây dựng được thương hiệu lúa gạo tỉnh nhà không chỉ ở thị trường nội địa mà còn ở các nước xuất khẩu.

Ngọc Thơ



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 63
  • Hôm nay: 7995
  • Trong tuần: 78,702
  • Tất cả: 11,802,022